Bụi mịn tàn phá cơ thể nặng nề ra sao?

Bụi mịn tàn phá cơ thể nặng nề ra sao?

Bụi mịn tàn phá cơ thể nặng nề ra sao?

01/14/2020 15:31:43 / Đăng bởi Vũ Quốc Tuấn / (2) Bình luận

 

Rất nhiều cuộc nghiên cứu và báo cáo thống kê chỉ ra rằng việc ô nhiễm không khí ngày nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không chỉ là một mà còn rất nhiều những tác động tiêu cực đến cơ thể nếu chúng ta vẫn cứ thờ ơ trước thảm kịch về loại ô nhiễm nặng nề này. 

"Ô nhiễm không khí có thể gây hại cấp tính, gây các triệu chứng hô hấp và tuần hoàn, và cả mãn tính, tác động tới mọi cơ quan trong cơ thể”, các nhà nghiên cứu thuộc Diễn đàn Các hiệp hội Hô hấp Quốc tế viết trong nghiên cứu đăng trên Chest. 

"Không khí ô nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng có tác động lên toàn cơ thể, phá hoại các cơ quan khác”, theo bài nghiên cứu. “Mọi người thường không nhận thức rõ việc tiếp xúc với ô nhiễm về lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe hoặc khiến các căn bệnh trầm trọng hơn như thế nào”. 

Tác hại chủ yếu là do viêm nhiễm có thể lây lan toàn cơ thể, và do các hạt bụi siêu mịn đi theo máu đến mọi cơ quan.

Ô nhiễm không khí là "mối đe dọa khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng", theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với trên 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí ô nhiễm khi ra ngoài. Những phân tích mới đây cho thấy 8,8 triệu người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí, gấp đôi các ước tính trước đó. Như vậy, hoạt động bình thường nhất có thể là hít thở không khí đang gây tử vong nhiều hơn hút thuốc lá.

Ở Việt Nam, năm 2016 có hơn 60.000 người chết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí, theo thống kê năm 2018 của WHO. Như vậy trung bình 164 người mỗi ngày tử vong chỉ vì hít thở không khí. WHO đã gọi nạn ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng”.

Giáo sư Dean Schraufnagel, ở đại học Illinois - Chicago, người dẫn đầu nghiên cứu trên Chest nói với Guardian “tôi không nhạc nhiên nếu mọi bộ phận cơ thể đều bị ảnh hưởng. Nếu bộ phận nào chưa thấy bị ảnh hưởng, có thể do chưa được nghiên cứu”.

Nghiên cứu này "có sức nặng khoa học" và "cho ta thêm bằng chứng", tiến sĩ Maria Neira - giám đốc sức khỏe cộng đồng và môi trường của WHO, nói với Guardian.“Có hơn 70.000 bài báo khoa học chứng tỏ rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khỏe chúng ta”.

Bà nghĩ còn các tác hại khác của ô nhiễm sẽ được chứng tỏ trong các nghiên cứu sắp tới. “Các bệnh như Parkinson’s hay tự kỷ, chưa có bằng chứng nhưng đã có mối liên hệ khá chặt chẽ, sắp tới đây sẽ có bằng chứng mới”.

Làm gì để bảo vệ bản thân trước những sự thật đáng sợ về không khí như thế này? 

Chủ động phòng tránh, chủ động bảo vệ cơ thể bằng những hành động nhỏ mỗi ngày để giảm thiểu sự bành chướng và phá hoại của bụi mịn. 

Đeo khẩu trang chống bụi mịn pm2.5 để lọc bỏ những hạt bụi siêu nhỏ có ý định men theo đường hô hấp đi vào thể. 

Vệ sinh sạch sẽ, tắm và thay đồ sau khi đi ra ngoài về để loại bỏ tối đa bụi bẩn bên ngài bám theo.

Tránh ăn uống quá nhiều tại các địa điểm bán hàng rong, bán hàng lề đường. 

... 

 

Bình luận:

BuptSaupt

11/27/2022 11:46:08

Research suggests that taking a melatonin supplement might reduce this side effect cialis online without prescription

ralcheere

04/18/2022 14:08:28

Mvesez levitra le moins cher https://bestadalafil.com/ - cialis online without prescription Tarif Viagra viagra vs cialis women using cialis Edpmkr https://bestadalafil.com/ - Cialis Qsvshq

Gửi bình luận: